Niềng răng mắc cài – Nha khoa CELA | CELA Dental Clinic

Niềng răng mắc cài được ra đời rất lâu trước đây và dược cải tiến thành nhiều loại mắc cài khác nhau. Việc này giúp cho mọi người có thể lựa chọn được dụng cụ niềng răng phù hợp với nhu cầu. Mỗi loại mắc cài sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Thông tin cụ thể sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Các trường hợp nên niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp dùng các mắc cài, dây cung và các khí cụ chỉnh nha khác để di chuyển các răng đến vị trí mong muốn. Phương pháp này khắc phục được rất nhiều tình trạng răng miệng, cụ thể như sau:

  • Răng hô, móm, khớp cắn hở
  • Răng thưa, hở kẽ do thừa hoặc thiếu răng
  • Răng lệch lạc, khấp khểnh
  • Răng mọc ngầm
  • Răng lệch nhân trung, không đúng giữa

2. Ưu điểm khi niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài có rất nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

  • Lực tác động lên răng ổn định: Hệ thống dây cung, mắc cài được gắn chặt với nhau trên răng. Điều này sẽ giúp lực kéo các răng được dàn đều, di chuyển các răng đến vị trí mong muốn dễ dàng, nhanh chóng.
  • Không xâm lấn đến mô răng thật, xương hàm: Chỉnh nha giúp đưa các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Bạn sẽ không cần phải mài nhỏ cùi răng và cũng không làm ảnh hưởng tới xương hàm.
  • Kiểu dáng đa dạng: Bạn có thể thoải mái lựa chọn loại mắc cài ưng ý phù hợp với cá tính, sở thích và nhu cầu sử dụng.
  • Tiết kiệm chi phí: Một số loại niềng răng hiện nay có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp niềng răng vô hình. Bạn sẽ chỉ mất 20 – 30 triệu là có thể thực hiện được phương pháp niềng răng.
  • Hiệu quả trọn đời: Sau khi niềng răng bạn có thể duy trì kết quả này đến trọn đời. Bạn sẽ chỉ mất thời gian tới nha khoa tái khám định mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác. 

3. Các loại niềng răng mắc cài

Hiện nay có rất nhiều loại mắc cài, chúng được chia ra thành nhiều loại phụ thuộc vào cấu tạo, chất liệu và hình thức gắn lên răng. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm như sau:

3.1 Mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì chúng có chi phí rẻ, lực kéo ổn định giúp kéo răng đến vị trí mong muốn nhanh chóng. Mắc cài được làm bằng thép không gỉ nên có độ bền cao, dễ thay thế khi hỏng hoặc bung mắc cài.

Tuy nhiên phương pháp này lại có một số nhược điểm như sau:

  • Độ thẩm mỹ không cao
  • Mắc cài được thiết kế khá cồng kềnh nên sẽ gây vướng víu, cộm khi mới đầu đeo
  • Gây kích ứng với má và môi nếu bạn dị ứng với kim loại.

3.2 Mắc cài sứ, pha lê

Niềng răng mắc cài sứ ra đời giúp khắc phục các nhược điểm của mắc cài kim loại.

  • Được làm bằng chất liệu hợp kim nha khoa cao cấp nên có màu sắc trùng với màu răng.
  • Thiết kế hiện đại, nhỏ gọn, các góc cạnh được bo tròn nên sẽ không gây ra tình trạng vướng víu, xước lưỡi, má trong và nướu.
  • Không gây ra tình trạng dị ứng do được làm hoàn toàn bằng sứ.

Vì mắc cài sứ ưu việt hơn kim loại nên sẽ có chi phí cao hơn. Loại mắc cài này sẽ không phù hợp khi thực hiện niềng cải thiện khớp cắn ngược. Vì sẽ tốn rất nhiều thời gian di chuyển răng. Trong trường hợp này bạn nên dùng mắc cài kim loại sẽ tốt hơn.

3.3 Mắc cài pha lê

Mắc cài pha lê được ra đời để khắc phục tính thẩm mỹ của mắc cài sứ. Vì mắc cài này có độ trong cao hơn nên sẽ mang tới tính thẩm mỹ tốt hơn. Ngoài ra nó vẫn đảm không gây vướng víu, an toàn tuyệt đối với cơ thể như mắc cài sứ.

Tuy nhiên khi lựa chọn loại mắc cài này thì bạn cần chú ý 2 vấn đề sau:

  • Mắc cài pha lê có độ trong cao nên rất dễ bị nhiễm màu, ố vàng nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận, có chế độ ăn uống khoa học.
  • Chất liệu pha lê rất dễ vỡ nên bạn cần hạn chế lực tác động từ bên ngoài và không nên ăn uống đồ ăn dai và cứng.

3.4 Mắc cài tự động

Mắc cài tự động vẫn được làm từ các chất liệu kim loại, sứ, pha lê nhưng chúng có hệ thống nắp trượt. Nắp trượt này sẽ thay thế công việc của dây chun, giúp dây cung tự trượt tự do trong rãnh mắc cài.

Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng bung bật hay lực kéo không ổn định. Chúng sẽ giúp quá trình dịch chuyển răng liên tục, không ngắt quãng, rút ngắn thời gian niềng hơn so với mắc cài thông thường. Hệ thống mắc cài vững chắc nên ít tạo ma sát lên răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nhiều.

3.5 Mắc cài mặt trong

Mắc cài mặt trong hay còn có tên gọi khác mắc cài mặt lưỡi là loại mắc cài được gắn bên trong của khoang miệng. Phương pháp này sẽ mang tới tính thẩm mỹ cao nhất vì người đối diện sẽ rất khó phát hiện ra bạn đang niềng.

Tuy nhiên khi sử dụng loại mắc cài này thì bạn cần chú ý trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Mắc cài bên trong sẽ khó vệ sinh hơn, thức ăn bị vướng lại nhiều. Cần chú trọng trong việc vệ sinh để tránh gây ra tình trạng các bệnh lý về răng.

Ngoài ra khi mới lắp bạn sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu, phát âm khó và có thể hơi đau nhức. Nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài mà sẽ thường biến mất sau khoảng vài ngày.

Đồng thời phương pháp này không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được. Vì nó đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nên cần lựa chọn bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Như vậy sẽ tránh được tình trạng gắn mắc cài lệch, làm hỏng răng sau khi niềng.

4. Quy trình niềng răng mắc cài tại nha khoa Cela

Quy trình niềng răng mắc cài tại nha khoa Cela được tinh giản đến tối đa để tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Tuy nhiên sẽ vẫn đảm bảo an toàn và theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Bước 1: Thăm khám, tư vấn và chụp x quang

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra và chụp x quang để nắm rõ tình trạng răng miệng. Từ đó sẽ tư vấn cho bạn loại mắc cài nào là phù hợp nhất để vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị bằng công nghệ 3D tiên tiến

Sau khi khách hàng đã lựa chọn được loại mắc cài ưng ý thì bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị bằng công nghệ 3D tiên tiến nhất hiện nay. Bạn sẽ có thể thấy được quá trình dịch chuyển của răng qua các giai đoạn và kết quả cuối cùng.

Bước 3: Lấy mẫu hàm, thiết kế mắc cài

Lấy mẫu hàm để giúp các bác sĩ lấy được thông số một cách chính xác nhất. Đồng thời giúp bạn đối chiếu với kết quả cuối cùng sau khi niềng.

Mỗi một khách hàng khi đến với Cela đều được thiết kế riêng một bộ mắc cài. Việc này sẽ giúp hiệu quả niềng được tốt hơn, cảm thấy tự tin, thoải mái khi đeo niềng.

Bước 4: Gắn mắc cài

Sau 1 – 2 ngày thiết kế mắc cài khách hàng sẽ quay trở lại nha khoa để tiến hành gắn mắc cài. Trước khi gắn mắc cài thì bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng hoặc điều trị các bệnh lý cho khách hàng nếu có.

Bước 5: Tư vấn chế độ ăn uống và hẹn lịch tái khám

Sau khi hoàn tất các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên, lưu ý trong chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cùng với đó là hẹn ngày tái khám để kiểm tra tình trạng di chuyển của răng. Việc tái khám vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nên bạn cần đến nha khoa đúng lịch.

Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Sau khoảng thời gian niềng từ 1 – 2 năm, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng mà thời gian có thể dài hoặc ngắn hơn. Bạn sẽ được các bác sĩ tháo niềng và đeo hàm duy trì trong vòng 3 – 6 tháng tiếp theo. Việc này sẽ giúp cho răng đến vị trí mới được ổn định, không bị chạy về vị trí cũ.

5. Niềng răng mắc cài giá bao nhiêu?

Chi phí niềng răng mắc cài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng, loại mắc cài mà bạn lựa chọn. Những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tới răng miệng của bạn.

Tại nha khoa Cela thì giá thành sẽ trong khoảng từ 30 – 60 triệu. Tùy vào loại mắc cài bạn lựa chọn sẽ có chi phí khác nhau. Để biết rõ tình trạng của mình niềng răng hết bao nhiêu thì bạn có thể gọi đến số 0981399696. Các chuyên viên sẽ tư vấn và báo giá chi tiết, cụ thể từng tình trạng răng miệng cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể qua nha khoa để được thăm khám, tư vấn miễn phí trước khi niềng.

___

NHA KHOA THẨM MỸ CELA

Ghé thăm nha khoa Cela để được thăm khám, tư vấn với các bác sĩ giàu kinh nghiệm

Địa chỉ: Địa chỉ: 454 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0981399696

Thời gian: Từ thứ 2 – chủ nhật (8h – 18h)