[Giải đáp] Hàn trám răng có đau không? Nguyên nhân gây đau đớn khi hàn răng? – Nha khoa CELA | CELA Dental Clinic

Hàn trám răng là phương pháp khôi phục lại hình dáng răng hoặc ngăn ngừa bệnh lý phát triển, nhờ một chất liệu nha khoa chuyên dụng. Vậy hàn trám răng có đau không? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau nhức khi hàn trám? Tất cả mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong trong bài viết này.

1. Hàn trám răng có đau không?

Hàn trám răng là phương pháp dùng chất liệu nha khoa để bù đắp vào chỗ răng bị khiếm khuyết. Bác sĩ sẽ dùng chất liệu hàn trám tạo hình trực tiếp lên thân răng. Vậy hàn trám răng có đau không?

Theo các chuyên gia nha khoa CELA thì hàn trám sẽ không làm ảnh hưởng đến mô răng thật cũng như các thành phần khác trong khoang miệng. Do đó không gây đau đớn hay ê buốt khi thực hiện.

Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng đau đớn, ê buốt vẫn có thể xảy ra. Nếu răng bị sâu nặng, viêm tủy. Lúc này khi thực hiện các bác sĩ sẽ phải nạo đi các mô răng sâu hoặc tủy. Vậy nên sau khi thực hiện răng bạn sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường. Nhưng tình trạng này không kéo dài mà sẽ hoàn toàn biết mất sau vài ngày.

Xem thêm: 6 lợi ích khi hàn trám răng bạn cần biết

Hàn trám răng có đau không?

2. Hàn trám răng đau khi nào?

Hàn trám răng có đau không? Hàn trám không gây đau đớn nếu bạn được thực hiện ở nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và chất liệu hàn chính hãng. Có rất nhiều người sau khi tiến hành hàn trám vẫn sẽ bị đau nhức, ê buốt. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:

  • Miếng hàng không sát khít với mô răng thật do tay nghề bác sĩ kém. Bác sĩ tạo ra khoảng trống giữa miếng hàng và răng gây ra tình trạng đau nhức. Trường hợp này rất thường xuyên xảy ra khi bạn tiến hành trám răng sâu hoặc điều trị tủy.
  • Không xử lý tình trạng bệnh lý triệt để như không làm sạch vết sâu, không lấy sạch phần tủy bị viêm ở chân răng. Lúc này sau khi hết thuốc tê bạn sẽ cảm thấy đau nhức, đặc biệt là khi ăn nhai.
  • Tình trạng răng nhạy cảm ở một số người răng yếu. Khi bác sĩ đưa chất liệu hàn lên chỗ răng bị khiếm khuyết như sứt, mẻ hay thưa bạn sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ.
  • Sử dụng chất liệu hàn trám rẻ, không rõ nguồn gốc sẽ có rất nhiều vi khuẩn khiến cho răng của bạn dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây đau đớn, ê buốt. Lâu dần nó còn gây các biến chứng nguy hiểm khác như viêm nha chu, áp xe ổ răng, lung lay răng…
Hàn trám răng đau do tay nghề bác sĩ

3. Lưu ý sau khi tiến hành hàn trám

Để không gây ra tình trạng đau đớn hay khó chịu sau khi tiến hành hàn trám thì bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Chỉ nên ăn uống đồ ăn sau 30 phút để đảm bảo miếng hàn trám được bám chắc chắn, cố định trên răng.
  • Không nên ăn những đồ ăn quá cứng ở vị trí răng vừa hàn trám, vì nó có thể làm răng bị sứt, mẻ.
  • Những đồ ăn có chứa nhiều đường, axit, nóng hay lạnh cũng nên hạn chế ăn vì nó có thể làm miếng trám bị đổi màu nhanh chóng.
  • Những đồ uống sậm màu như cà phê, sô đa, thuốc lá cũng là những nguyên nhân khiến cho miếng trám ngả màu nhanh hơn.
  • Sau khi hàn trám bạn không nên chơi những môn thể thao phải vận động mạnh, vì nó có thể làng bong bật hoặc làm biến dạng miếng trám.
Hàn trám răng không đau tại CELA

4. Quy trình thực hiện hàn trám không đau

Hàn trám răng không gây đau đớn nếu bạn lựa chọn được nha khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Lúc này bạn sẽ không cần phải lo lắng đến việc hàn trám răng có đau không mà còn có thể duy trì miếng hàn trám lên tới 10 năm.

Nha khoa CELA tự hào là địa chỉ nha khoa có thể đảm bảo cho bạn các yêu cầu trên. Chúng tôi sẽ thực hiện quy trình hàn trám an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và mang lại cho bạn kết quả cuối cùng tốt nhất:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn chất liệu trám phù hợp

Bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe răng miệng, xác định khuyết điểm răng đang gặp phải và mức độ cụ thể để tư vấn phương pháp khắc phục. Nếu răng bị sâu cần chụp X – quang để kiểm tra cụ thể tình trạng lỗ sâu. Nếu răng bị sứt mẻ thì cần kiểm tra chi tiết vết sứt để đưa ra phương pháp thẩm mỹ phù hợp.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh răng miệng và điều trị bệnh lý (nếu có)

Các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ răng cũng như khoang miệng cho bạn. Nếu bị sâu răng hay bệnh lý nha chu, bác sĩ sẽ phải điều trị khỏi trước khi hàn trám. Việc này sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng hay lây lan bệnh lý răng miệng.

Bước 3: Thực hiện hàn trám

Sau khi đo mẫu răng thật, xác định kích thước và hình dáng cần tạo khoảng trám, bác sĩ sẽ tạo hình chất trám và lấp đầy khoảng trống trên bề mặt răng. Vật liệu trám thường có dạng lỏng và sẽ khô sau khoảng 2h. Nhưng với công nghệ hiện đại của CELA, sử dụng ánh sáng Laser thì miếng trám sẽ khô chỉ sau 40s.

Bác sĩ tiếp tục kiểm tra lại khớp cắn, điều chỉnh sao cho vị trí hàm có độ bóng, trong tự nhiên như răng thật.

Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi hàn trám

Hoàn tất hàn trám răng, bạn sẽ được bác sĩ dặn dò chu đáo về cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cũng như chế độ ăn uống hợp lý để duy trì độ bền và đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra các bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám sau khi hàn trám. Thông thường khoảng thời gian tái khám là trong khoảng 6 tháng.

hy vọng qua bài viết này bạn sẽ không còn lo lắng về vấn đề hàn trám răng có đau không. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể gọi tới tổng đài 24/7 0981399696. Các chuyên viên sẽ tư vấn, giải đáp miễn phí cho bạn.

___

NHA KHOA THẨM MỸ CELA

Ghé thăm nha khoa Cela để được thăm khám, tư vấn với các bác sĩ giàu kinh nghiệm

Địa chỉ: 454 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0981399696

Thời gian: Từ thứ 2 – chủ nhật (8h – 18h)

Write a comment