Hàn trám răng cho bé có được không? Độ tuổi nào thích hợp hàn trám? – Nha khoa CELA | CELA Dental Clinic

Trẻ e thường rất hay gặp tình trạng bệnh lý sâu răng, vỡ răng, sứt mẻ răng khi ăn nhai… Vậy nên việc hàn trám răng cho bé là việc làm cần thiết giúp các con có thể ăn uống, sinh hoạt được như bình thường. Hàn trám răng sớm là cách tốt nhất bảo vệ nụ cười, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.

1. Hàn trám răng cho bé được không?

Nhiều phụ huynh lo lắng không biết thực hiện hàn trám răng cho bé được không. Vì họ thường lo lắng việc này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, sức khỏe toàn thân của con.

Tuy nhiên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng vì đây chỉ là một thủ thuật nha khoa thông thường. Không xâm lấn, không phẫu thuật, không ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm nên vô cùng an toàn.

Đồng thời nhiều người còn nghĩ rằng răng sữa khi sâu không cần điều trị vì sau này chiếc răng sữa này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng nếu răng sữa không được chăm sóc cẩn thận thì có thể gây ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch khớp cắn hoặc mọc ngầm. Bởi răng sữa chính là “kim chỉ nam” giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm.

Vì vậy nên khi bé gặp các tình trạng răng miệng bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để hàn trám kịp thời. Tùy nhiên cần dựa vào độ tuổi, sức khỏe răng miệng của trẻ mà bác sĩ có chỉ định cụ thể.

Hàn trám răng cho bé có được không?

2. Hàn trám răng cho bé có đau không?

Hàn trám răng cho bé có đau không? Theo các chuyên gia của nha khoa CELA thì việc thực hiện hàn trám răng không gây đau đớn hay khó chịu cho trẻ. Vì nó không xâm lấn đến mô răng thật, không làm ảnh hưởng tới nướu. Nên các bậc cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa con tới nha khoa để khắc phục tình trạng này.

Nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý không phải độ tuổi nào cũng có thể thực hiện được hàn trám. Dưới đây là các độ tuổi nên và không nên thực hiện hàn răng:

  • Hàn trám răng cho bé 1 – 2 tuổi

Hàn trám răng cho bé 2 tuổi trở xuống được bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện. Vì răng sữa lúc này mới đang mọc, kết cấu còn yếu, sức đề kháng của bé không tốt. Nên thực hiện hàn trám có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, kết cấu của răng.

Ngoài ra độ tuổi này bé vẫn chưa nhận thức được rõ nên việc nằm trên ghế nha để bác sĩ điều trị cũng sẽ rất khó khăn.

  • Hàn trám răng cho bé 3 – 4 tuổi

Việc trám răng cho trẻ 3 tuổi không được các bác sĩ khuyến khích nhiều. Bởi vì mặc dù men răng đã cứng chắc hơn nhưng nếu tác động lên răng cũng sẽ có thể ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này.

Với trẻ 4 tuổi thì việc hàn trám lại được khuyến khích khi bé gặp các tình trạng sâu, sứt mẻ. Vì men răng đã cứng chắc hơn, răng mọc trên cung hàm cũng ổn định hơn rất nhiều. hàn trám sẽ không ảnh hưởng nhiều đến răng và lợi.

  • Hàn trám răng cho bé 5 tuổi trở lên

Độ tuổi này cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện hàn trám, vì răng đã ổn định trên cung hàm. Nhưng từ 6 tuổi trở đi các bé sẽ bắt đầu thay răng sữa đối với nhóm răng cửa. Vậy nên để đảm bảo an toàn khi thực hiện hàn thì cần phải được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn sâu về bệnh lý răng miệng trẻ em.

Độ tuổi nào nên hàn trám răng cho bé?

3. Chi phí hàn trám răng cho bé bao nhiêu tiền?

Chi phí hàn trám răng cho bé bao nhiêu tiền phụ thuộc vào số lượng răng mà bé cần thực hiện. Hiện nay chi phí khắc phục một chiếc răng sữa của bé tại nha khoa CELA đang có mức giá là 200.000 VNĐ/răng. Chi phí điều trị răng sữa sẽ là 300.000 VNĐ/răng.

Đặt lịch điều trị, thăm khám với các bác sĩ chuyên gia đầu ngành về răng – hàm – mặt sẽ giúp bạn không còn lo lắng đến vấn đề hàn trám răng cho bé có đau không. Bởi công nghệ hiện đại, kỹ thuật chuyên môn giỏi sẽ không làm bé đau nhức hay khó chịu sau khi thực hiện hàn.

4. Chế độ chăm sóc sau khi hàn trám răng cho bé

Cũng giống như người lớn sau khi tiến hành hàn trám răng cho bé cũng cần có chế độ chăm sóc răng miệng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng, miếng trám được duy trì lâu dài:

  • Không ăn uống trong khoảng 1 tiếng đầu tiên, đây là khoảng thời gian để miếng trám ổn định, bám chắc vào răng.
  • Nên uống nhiều nước lọc, ăn những thức ăn mềm, ít phải nhai như cháo, sữa,…
  • Không nên ăn những thức ăn cứng hoặc dai, nóng lạnh sau khi hàn để tránh làm ảnh hưởng đến miếng trám.
  • Nên vệ sinh răng miệng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối vừa giúp miếng trám bền nhất và bảo vệ răng không bị các vi khuẩn có hại gây sâu răng.
  • Nên đưa trẻ tới nha khoa thăm khám định kỳ thường xuyên dù không mắc các vấn đề về răng miệng.

Qua những thông tin trên đây hy vọng đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về việc hàn trám răng cho trẻ. Điều trị tình trạng răng miệng càng sớm sẽ càng có lợi cho sức khỏe của bé. Nếu vẫn còn các câu hỏi cần giải đáp về tình trạng răng miệng thì bạn có thể gọi đến số tổng đài 0981399696. Các chuyên viên sẽ tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí cho bạn.

___

NHA KHOA THẨM MỸ CELA

Ghé thăm nha khoa Cela để được thăm khám, tư vấn với các bác sĩ giàu kinh nghiệm

Địa chỉ: 454 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0981399696

Thời gian: Từ thứ 2 – chủ nhật (8h – 18h)

Write a comment